1. Địa lý

Philippines còn được gọi là Cộng Hoà Philippines, là một đảo quốc có chủ quyền tại Đông Nam Á. Philippines cách Đài Loan qua eo biển Luzon ở phía Bắc, cách Việt Nam qua biển Đông ở phía Tây và các đảo khác của Indonesia qua biển Celebes ở phía Nam. Còn phía Đông quốc gia này là biển Philippines và đảo quốc Palau. Bạn sẽ bất ngờ khi Philippines là một hòn đảo gồm 7107 đảo (có gần khoảng 700 đảo có người ở) và tổng diện tích gần bằng 300.000 km2, quốc gia rộng thứ 64 trên thế giới. Và là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về chiều dài bờ biển (Phil có 36.389 km bờ biển). Có địa thế thuận lợi nên Philippines có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học ở mức độ cao.

Bản đồ Philippines

2. Chính trị và chính quyền

Philippines là một chính phủ theo mô hình cộng hoà lập hiến với một tổng thể thống chế. Là một quốc gia đơn nhất, ngoại trừ Khu tự trị Hồi giáo Mindanao được tự do ở mức độ lớn với chính phủ quốc gia còn lại một số nỗ lực nhằm biến chính quyền thành một chính quyền liên bang, đơn viện hay nghị viện kể từ thời Ramos.

Ở đất nước này thì tổng thống đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia và nguyên thủ chính phủ, cũng như là tổng thư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông với cách bỏ phiếu với 6 năm/1 nhiệm kỳ.

3. An ninh, quốc phòng

Quân đội Philippines gồm có: không quân, lục quân và hải quân (bao gồm thuỷ quân lục chiến). An ninh dân sự thuộc thẩm quyền của Cảnh sát Quốc gia Philippines.

Philippines được chia thành 3 miền: Luzon ở phía Bắc đất nước, Visayas ở giữa đất nước và Mindanao ở phía Nam đất nước. Tên của 3 miền được đặt theo 3 đảo chính của đất nước này.
Ba miền lại được chia thành 17 vùng. Việc chia thành các vùng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc quy hoạch lãnh thổ của chính quyền. Tuy nhiên các vùng không phải là một cấp hành chính mặc dù mỗi vùng đều có các văn phòng của các bộ ngành của trung ương. Trừ thủ đô Manila vì nó thuộc Khu tự trị Hồi giáo Mindanao. Các cấp hành chính địa phương chính thức là tỉnh gồm 81 đơn vị. Vùng thủ đô Manila là một đơn vị hành chính đặc biệt và là một trong 17 vùng của Philippines.

5. Khí hậu

Philippines có khí hậu nhiệt đới hải dương, thời tiết thường nóng và ẩm. Quốc gia này có 3 mùa: mùa nóng khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 (thường được gọi là tag-init hay tag-araw), mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 (tag-ulan), còn mùa mát khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 (tag-lamig). Tháng mát nhất là tháng 1, còn tháng ấm nhất là tháng 5.

Nhiệt độ trung bình ở Phil thường vào khoảng 26,6 độ C.

6. Kinh tế

Nền kinh tế quốc gia này đứng thứ 36 trên toàn thế giới, đứng thứ 13 Châu Á. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Philippines là các sản phẩm bán dẫn và điện tử, thiết bị vận tải, hàng may mặc, các sản phẩm dầu mỏ, dầu dừa và quả. Các đối tác thương mại gồm: Hoà Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan.

Đơn vị tiền tệ: peso (PHP)

7. Giao thông

Hạ tầng giao thông ở Philippines tương đối kém phát triển do một phần là địa hình núi non và các đảo nằm rải rác, song cũng một phần do chính phủ thiếu đầu tư liên tục. Do quốc gia này có nhiều đảo nên việc qua lại bằng tàu thuỷ là cần thiết. Các hải cảng bận rộn nhất nước là Manila, Cebu, Davao,…
Philippines có 85 sân bay công và khoảng 111 sân bay tư. Sân bay quốc tế Ninoy Aquino (NAIA) là sân bay quốc tế chính. Và hãng hàng không giá rẻ Cebu Pacific là hãng phục vụ hầu hết các đường bay quốc nội và quốc tế.

8. Ngôn ngữ

Ngoài ngôn ngữ thứ 2 là Tiếng Anh thì phải có hơn 175 ngôn ngữ riêng lẻ tại Philippines, trong đó có 171 là ngôn ngữ đang tồn tại và 4 ngôn ngữ còn lại không còn có người nói. Hầu hết đều thuộc nhánh phía Tây của nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesian trong hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Tiếng Philipines là tiếng địa phương được tiêu chuẩn hoá dựa trên tiếng Tagalog có các từ thông thường từ các ngôn ngữ Philippines khác. Theo hiến pháp 1987 thì tiếng Philippines và tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của đất nước này. Cho tới ngày nay thì tiếng Anh dần là thứ tiếng duy nhất mà người dân đất nước này sử dụng.

9. Văn hóa - Tôn giáo

Đây là một đất nước có sự kết hợp của văn hoá phương Đông và phương Tây. Với di sản Mã Lai, Philippines có những diện mạo tương đồng với các quốc gia Châu Á khác. Tuy nhiên nền văn hoá vẫn còn ảnh hưởng từ 2 quốc gia là Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.
Các lễ hội truyền thống được gọi là barrio fiestas (lễ hội khu vực) phổ biến, kỷ niệm các ngày lễ của những vị thành bảo trợ. Lễ hội Moriones và Sinulog là cặp lễ hội được biết đến nhiều nhất….

Đây là một quốc gia thế tục, hiến pháp tách biệt nhà thờ và nhà nước. Do ảnh hưởng của văn hoá Tây Ban Nha nên Philippines là một trong hai quốc gia mà Công giáo Rôma chi phối tại Châu Á, quốc gia còn lại là Đông Timor. Trên 90% là dân số tín hữu Ki-tô giáo: khoảng 80% thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, 10% thuộc các giáo phái Tin Lành như Iglesia ni Cristo, giáo hội độc lập Philippines,…

10. Giáo dục

Theo thống kê của phòng thống kê quốc gia thì tỷ lệ biết chữ giản đơn là 93,4% và biết chữ chức năng là 84,1% (năm 2003). Tỷ lệ biết chữ đối với nam và nữ là ngang bằng.
Uỷ ban Giáo dục đại học liệt kê 2180 cơ sở bậc đại học trong đó có 607 trường công và 1573 là trường tư. Trường học thường khai giảng vào tháng 6 và bế giảng vào tháng 3. Tại Philippines quy định thì giáo dục tiểu học là bắt buộc còn trung học là miễn phí.

11. Ẩm thực

Được phát triển qua nhiều thế kỷ, dung hợp nhiều ẩm thực từ Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và các nơi khác cùng với nguyên liệu, khẩu vị bản địa tạo nên các món ăn Philippines đặc trưng. Các món ăn biến đổi hết sức đơn giản như cá mắm rán cùng với cơm hay những món ăn dành cho ngày lễ như paella, cocidos. Khẩu vị người Phil có xu hướng mùi vị mạnh song không cay. Ở đây họ sử dụng dụng cụ theo kiểu phương Tây mà không dùng đũa. Tuy nhiên vẫn còn có hơi hướng Châu Á là sử dụng gạo để ăn nên thường người Philippin sẽ dùng thìa và dĩa thay vì dao và thìa. Cách ăn bằng tay truyền thống được gọi là kamayan thường xuất hiện ở các khu vực có mức đô thị hoá thấp.